Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

VĐV Malaysia chơi quá bẩn trong 3 ngày liên tiếp


Khi tỷ số trận chung kết hạng 65kg đang có tỷ số là 3-1, VĐV nước chủ nhà Malaysia Ghazali dù đang dẫn điểm nhưng vẫn dùng "trò bẩn" để giành HCV trước đối thủ Thái Lan, Poolkaew.

Luật đấu của Pencak Silat đối kháng chỉ cho phép ra đòn đấm, đá, chỏ vào vùng đối phương mang áo giáp bảo hộ. Đối phương nếu ra đòn không đúng luật, sẽ bị xử thua ngay lập tức.
Được sự "giúp đỡ" của các trọng tài, VĐV Malaysia hai ngày qua liên tục lăn đùng ra ngất xỉu để trọng tài xử thua đối phương.
Trong ngày hôm nay, một lần nữa VĐV nước chủ nhà dù đang dẫn điểm 3-1 nhưng vẫn ăn vạ để được xử thắng chung cuộc, khiến võ sĩ Thái Lan thua tức tưởi trong trận chung kết. Dù ban huấn luyện đã phản ứng và khởi kiện trọng tài nhưng không thay đổi được quyết định.
Một số hình ảnh:
VĐV Malaysia, Pencak Silat, kết quả SEA Games
VĐV Malaysia, Pencak Silat, kết quả SEA Games

VĐV Malaysia, Pencak Silat, kết quả SEA Games

VĐV Malaysia, Pencak Silat, kết quả SEA Games

VĐV Malaysia, Pencak Silat, kết quả SEA Games

VĐV Malaysia, Pencak Silat, kết quả SEA Games

VĐV Malaysia, Pencak Silat, kết quả SEA Games

Sir Alex đánh giá, Real Madrid sẽ thống trị những năm tới




Nhà cầm quân vĩ đại của Quỷ đỏ nhận định, Real Madrid sẽ còn khuynh đảo, thống trị làng bóng châu Âu trong những mùa tới, nên xem ra kế hoạch phấn đấu 2 năm MU đạt trình độ ngang Kền kền của Mourinho khó thực thi...
Sau khi Ancelotti "mở lối" đưa Real Madrid giành decima, sau hơn chục năm phấn đấu mà vẫn trắng tay, đội chủ sân Bernaneu được đà, lập cú đúp liên tiếp, đánh dấu 3 lẫn ẵm danh hiệu Champions League trong 4 năm gần đây, trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch kể từ khi giải được đổi tên.
MU, Mourinho, Sir Alex, Real Madrid, C1, Champions League
Sir Alex đánh giá, Real Madrid sẽ tiếp tục thống trị trong những năm tới
Ở trận tranh Siêu cúp châu Âu, đội bóng của Zidane cho thấy rõ sự khác biệt trình độ so với MU của Mourinho, đội ẵm Europa League, mà tỷ số 2-1 vẫn chưa phản ánh đủ.
Mourinho thừa nhận, MU thua xa đối thủ và cho hay cần vài năm để bắt kịp Kền kền.
Ở mùa giải thứ 2 tại Old Trafford, mục tiêu hàng đầu của Mourinho là đưa MU trở lại làm bá chủ nước Anh lần đầu tiên, kể từ khi triều đại vàng son Sir Alex khép lại. Còn tại đấu trường C1, Quỷ đỏ nhắm kinh qua vòng bảng rồi từng bước tính tiếp.
MU, Mourinho, Sir Alex, Real Madrid, C1, Champions League
Mourinho với sứ mệnh đưa MU tìm lại ánh hào quang
MU hiện toàn thắng sau 3 trận Ngoại hạng Anh, xếp số 1 từ hôm khai màn, mang đến một luồng sinh khí mạnh mẽ cho mùa giải mới. Nhưng họ cũng phải đối mặt với... lời nguyền, chưa bao giờ vô địch sau 3 trận thắng liên tiếp đầu mùa.
Thêm vào đó, dưới góc nhìn của Sir Alex, thì làng bóng châu Âu những năm tới vẫn nằm dưới chân Real Madrid. Nhận định này được ông đưa ra nhân cuộc gặp các HLV hàng đầu ở diễn đàn thường niên UEFA, trong đó gặp cả Mourinho lẫn Zidane, hay cựu HLV Louis Van Gaal,...
"Real Madrid khiến các đối thủ phải rất vất vả để giành chiến thắng. Họ sẽ tiếp tục thống trị 3-4 năm nữa, nếu duy trì được sự thống nhất".

Tuyển Việt Nam: "Cái tát" từ chính các con số và cả một nền bóng đá "ăn xổi"


Thất bại nặng nề trước U22 Thái Lan đã khiến U22 Việt Nam rời SEA Games 29 trong sự cay đắng và hứng rất nhiều “gạch đá” từ người hâm mộ, truyền thông. Nhưng, có đáng phải buồn hay không khi thực tế bóng đá Việt Nam không mạnh như lầm tưởng...
1. Bóng đá Việt Nam có thực sự mạnh hay không ở sân chơi SEA Games? Câu trả lời là đã từng, nhưng hiện tại thì không còn được như trước nhất là khi giải đấu này chuyển sang giới hạn về độ tuổi tham dự.
10 năm trôi qua tương đương với 5 kỳ SEA Games được tổ chức, kể từ năm 2007 tại Thái Lan, bóng đá Việt Nam ở sân chơi SEA Games dù không phải quá thảm hoạ, nhưng so với các quốc gia láng giềng thực sự không nổi trội, nếu như chẳng muốn nói là lép vế.
ĐTQG, U22 Việt Nam, tuyển Việt Nam, bóng đá Việt Nam
Ở sân chơi SEA Games, U22 Việt Nam vẫn chưa là gì so với các đối thủ trong khu vực
5 kỳ SEA Games liên tiếp, tuyển Việt Nam rồi U23, và mới nhất là U22 đã có 4 lần vào bán kết – một thành tích không tồi, nhưng lại chỉ duy nhất một lần vào tới trận chung kết khi giải đấu diễn ra tại Lào năm 2009.
Con số này là kém xa so với Myanmar, Indonesia (cùng có 2 trận chung kết) và đương nhiên thua hẳn với Malaysia (3 lần) chứ đừng nói là Thái Lan. Nhìn vào đủ để thấy bóng đá Việt Nam đến đâu so với các đối thủ cùng khu vực.
2. Cũng nói về những con số và thành tích cụ thể, 11 lần AFF Cup được tổ chức (kể từ năm 1996), dù luôn lấy Thái Lan – đội bóng đang có số lần vô địch nhiều nhất là đối trọng, đối thủ cụ thể nhưng thực tế tuyển Việt Nam cũng không thật sự xuất sắc như lầm tưởng.

Ngủ một mạch 6 giờ/đêm sau 40 năm mất ngủ chỉ nhờ mẹo vặt này: nên áp dụng ngay

Tin tài trợ
ĐTQG, U22 Việt Nam, tuyển Việt Nam, bóng đá Việt Nam
Cấp độ ĐTQG cũng chỉ 2 lần vào chung kết AFF Cup, và một lần chiến thắng cách đây 9 năm
Chỉ có 2 lần ĐTVN lọt vào trận chung kết, và có duy nhất một chức vô địch cách đây cũng đã gần 10 năm. Cũng với con số này, đội bóng áo đỏ đã bị loại ngay từ vòng bảng, hoặc chỉ có được tấm HCĐ.
Không thể so với Thái Lan, thành tích của bóng đá Việt Nam ở cấp độ đội tuyển cũng chỉ tương đương Malaysia, nhỉnh hơn Indonesia, Myanmar còn với Singapore là một khoảng cách vời vợi khi đội bóng của đảo quốc sư tử đã có tới 4 chức vô địch giải đấu này.
Nhìn vào con số thống kê như thế, không cần nói quá nhiều cũng đủ thấy chúng ta đang ở đâu trong khu vực, bất chấp đã có thời điểm bóng đá Việt Nam được coi như đối thủ số 1 trước Thái Lan, hay luôn là ứng viên cho mọi giải đấu...
3. Nhìn vào những con số biết nói ở trên, rõ ràng có thể khẳng định rằng bóng đá Việt Nam không hề vượt trội so với các quốc gia trong khu vực và để thấy rằng thất bại ở SEA Games 29 cũng là vô cùng bình thường.
ĐTQG, U22 Việt Nam, tuyển Việt Nam, bóng đá Việt Nam
kết quả như thế đến từ hàng tá vấn đề của BĐVN, để phải đuổi sau người Thái rất xa
Nhưng nói như thế không có nghĩa bóng đá dải đất hình chữ S không có tiềm năng, nếu như chẳng muốn nói là rất lớn. Chỉ có điều sự bấp bênh về cách làm, sự kiên nhẫn và cả nền tảng lâu dài để xây dựng lên một nền bóng đá mạnh hoàn toàn là... rất ảo.
Mọi thứ chỉ tập trung toàn lực vào những giải đấu cụ thể trong đôi năm trước mắt thay vì nhìn xa hơn, từ cách làm, cách sử dụng HLV đến xây dựng hệ thống đào tạo trẻ... Và cứ như thế, mục tiêu tấm HCV SEA Games vẫn là cái đích tưởng gần, nhưng lại rất xa với bóng đá Việt Nam.
Cả nền bóng đá bấp bênh, như cách người hâm mộ yêu – ghét đội tuyển, đội bóng chỉ sau 90 phút thất bại đủ để tự hiểu rằng để bằng Thái Lan, hay vượt lên so với các quốc gia khác trong khu vực chỉ là ảo vọng mà thôi.

Tạm biệt SEA Games 29


Khi lễ bế mạc SEA Games vừa kết thúc cũng là lúc người Malaysia đón chào ngày độc lập lần thứ 60 của mình đầy tưng bừng. Khá hy hữu, nhưng cũng lại hợp lý khi SEA Games 29 dừng lại trong một ngày như thế...

1. SEA Games 29 kết thúc, đoàn Thể thao Việt Nam đã...không hoàn thành chỉ tiêu cao nhất của mình khi chỉ giành được 58 HCV, nhưng thực tế đây lại là một kỳ đại hội thành công rất lớn mà Việt Nam có được kể từ khi hội nhập.
Đoàn Việt Nam không nhất, cũng chẳng đứng nhì toàn đoàn nhưng với 58 HCV giành được ở SEA Games 29 thì thực sự là rất quý trong bối cảnh chủ nhà “ép sân” toàn tập trong suốt đại hội.
TTVN, SEA Games 29
Đoàn TTVN trong đó có Ánh Viên đã có một kỳ SEA Games xuất sắc
Càng được coi thành công hơn khi mà phần lớn những vinh quang có được đều đến từ những môn thể thao trọng điểm của Olympic từ điền kinh tới bơi lội. Và đặc biệt hơn là tấm HCV đồng đội nam ở môn bóng bàn
Không hoàn thành chỉ tiêu về huy chương, nhưng như đã nói với sự trỗi dậy của điền kinh khi soán cả ngôi bá chủ từ người Thái bao năm qua thì đó cũng là niềm vui của đoàn TTVN tạiSEA Games mới kết thúc tại Malaysia.
2. Thành công và niềm vui của đoàn thể thao Việt Nam là có thật, nhưng ở đó cũng là một vài nỗi buồn chẳng thể nói là nhỏ dành cho U22 Việt Nam lẫn nhà vô địch Olympic Hoàng XuânVinh.
Với U22 Việt Nam, đó làm một nỗi đau thật sự khi đoàn quân của HLV Hữu Thắng đã nhập cuộc tốt, đầy thăng hoa nhưng rốt cuộc lại không thể vượt qua vòng đấu bảng khi chỉ thất bại nặng nề trước người Thái.
TTVN, SEA Games 29
Nhưng U22 Việt Nam là một nỗi thất vọng vô cùng lớn

Nhẹ nhàng hơn là thất bại của nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh ở môn bắn súng. Ngôi sao của thể thao Việt Nam với rất nhiều kỳ vọng đã chỉ có được tấm huy chương bạc duy nhất trong chính nội dung sở trường.
Hai thất bại của những sự kỳ vọng thực sự đã khiến thành công của đoàn TTVN giảm đi rất nhiều. Bởi ai cũng biết từ U22 Việt Nam đến Hoàng Xuân Vinh đã được chờ mong thế nào, trước khi họ bước vào cuộc tranh tài tại SEA Games 29.
3. Trong một cuộc đấu thể thao, thành công và thất bại thực sự là mong manh cũng như phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố từ chuyên môn, tinh thần đến những tính toán đường dài, nhưng cũng đầy khốc liệt, căng thẳng.
Và ở SEA Games, cũng có một cuộc đua khốc liệt chẳng kém là bao: Cuộc chay đua về thông tin, về nhạy bén và...cả tốc dộ truyền tin bài về quê nhà để lên trang, để phục vụ độc giả một cách tốt nhất.
TTVN, SEA Games 29
Laxgo cũng đã giúp các phóng viên VietNamNet có một kỳ SEA Games tương đối thành công
Bằng cả nỗ lực, bằng cả đam mê của mình VietNamNet với 3 phóng viên theo suốt SEA Games 1 tháng qua đã truyền tải đầy đủ góc nhìn, hình ảnh về đại hội lớn nhất khu vực đến với độc giả.
Ngoài những nỗ lực của mình, thực sự nếu có thể nói lời cảm ơn chúng tôi phải dành cho thiết bị wifi du lịch Laxgo – một thiết bị phát wifi không cần sim là một người bạn đồng hành tích cực trong những ngày diễn ra SEA Games 29 cho nhiều phóng viên Việt Nam.
Nhờ vào Laxgo, những phiền toái về mạng internet hay đường truyền từ trung tâm báo chí đã được giảm nhẹ đi rất nhiều, để những ngày tác nghiệp tại SEA Games 29 thuận lợi hơn bao giờ hết...
Rạng sáng 31/8, khi bầu trời Kuala Lumpur bùng sáng của pháo hoa chào mừng đại lễ lập quốc của Malaysia, của một kỳ SEA Games thành công của đoàn TTVN cũng là lúc tất cả nói lời tạm biệt để trở về quê nhà. Tạm biệt SEA Games, tạm biệt Malaysia và hẹn gặp lại.

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Kình ngư nổi tiếng 15 tuổi Kim Sơn rất thân thiết với Ánh Viên


Được xem như thần đồng bơi lội Việt Nam khi giành HCV nội dung 400 m hỗn hợp tại SEA Games 29, Nguyễn Hữu Kim Sơn đã có những chia sẻ thú vị về bản thân trên Zing.vn sáng 27/8.
Em có cảm giác thế nào khi mọi người xem em là “thần đồng mới” của đội tuyển bơi Việt Nam?
- Em thật sự rất vui khi được coi là thần đồng mới của đội tuyển bơi, đồng thời cũng cảm thấy khá lo lắng. Bạn đối thủ đến từ Singapore hẹn sẽ gặp lại em vào 2 năm nữa tại cự ly 400 m, nên em phải cố gắng tập luyện nữa để giữ ngôi quán quân.

Thân thiết với chị Ánh Viên

- Em đánh giá thế nào về màn trình diễn của chị Ánh Viên tại SEA Games 29?
- Em biết tới chị Ánh Viên từ năm 11 tuổi. Em luôn nghĩ rằng chị là người giỏi nhất trong đội tuyển bơi và coi chị là cột mốc để mình cố gắng. Tại SEA Games 29, mỗi lần chị Viên bơi, em đều cầu nguyện và cổ vũ để chị đạt thành tích cao nhất. Năm nay chị Viên đã vượt nhiều kỷ lục, thậm chí vượt cả kỷ lục của chính mình.
Em cũng biết khi em thi đấu 400 m hỗn hợp, chị Viên cổ vũ, la hét khản cả cổ. Em còn hơi lo chị sẽ đau họng, ảnh hưởng tới thành tích thi đấu vào hôm sau. May mà không có chuyện gì xảy ra.
Thông thường, em và chị Viên rất thân thiết. Em rất mong được đi Mỹ học bơi như chị.
Kinh ngu 15 tuoi Kim Son than thiet voi Anh Vien hinh anh 1
Kim Sơn tiết lộ rất thân thiết với Ánh Viên. Ảnh: Tiến Tuấn.
- Ngoài nội dung 400 m hỗn hợp, Kim Sơn còn thích được bơi ở nội dung nào?
- Em thích bơi 50 m ếch, 200 m hỗn hợp. Sở trường của em chủ yếu là bơi đường dài, như là 400 m hoặc 1.500 m, cần sức khỏe, nhóm cơ mạnh và kiên trì trên đường bơi. Trong khi đó bơi đường ngắn lại cần phản xạ nhanh, giữ vững tâm lý. Em tự thấy mình mới có sức bền để bơi được thời gian dài, và sẽ cố gắng bơi được các cự ly ngắn, trung bình trong thời gian tới.
- Kim Sơn có thể tiết lộ khẩu phần ăn của mình trong những ngày dự SEA Games 29 không?
- Theo yêu cầu của thầy huấn luyện, sáng em ăn ngũ cốc, sữa chua và chuối. Em ăn nhiều các món bò- cá- tôm để phát triển cơ bắp và chất xơ. Em chú ý không ăn quá nhiều, và ăn đều trong thời gian dài để phát triển cơ thể tốt nhất.

Có bạn thân là "bạn gái"

- Đối thủ nào trên đường đua xanh Đông Nam Á, Kim Sơn muốn đánh bại nhất?
- Ở Đông Nam Á em chưa nghĩ tới, nhưng rất muốn hướng tới idol trong môn bơi, anh Park Tae- Hwan. Em nghĩ nếu tập trung luyện tập và cố gắng thật nhiều nữa, năm 18 tuổi em có thể được chung đường đua với thần tượng của mình.
- Chào Kim Sơn! Mình muốn hỏi bạn hơi riêng tư một chút. Bạn đã có bạn gái chưa?
- Em có thân với một bạn gái, đang du học ở Mỹ. Đó là một người bạn gái em chơi cùng rất lâu. Cả hai có đam mê chơi giày, đồng hồ, chơi thể thao, coi phim. Khi vừa đoạt huy chương, em cũng báo cho bạn và chia vui cùng bạn.
Kinh ngu 15 tuoi Kim Son than thiet voi Anh Vien hinh anh 2
Kim Sơn thừa nhận đã có bạn gái rất tâm đầu ý hợp. Ảnh: Tiến Tuấn.
- Bên cạnh bơi, Kim Sơn còn có sở thích chơi môn thể thao nào? Trong lúc rảnh rỗi, Kim Sơn thường làm gì?
- Em rất thích chơi bóng rổ sau bơi. Em thường tự luyện tập hoặc rủ các bạn chơi cùng. Nếu có thời gian rảnh, em thích chơi điện tử, nghe nhạc, xem phim. Ca sĩ Việt Nam em rất thích anh Sơn Tùng M-TP, Isaac, mỗi khi nghỉ ngơi giữa các giờ luyện tập hoặc thi đấu, em thường nghe nhạc của 2 anh để thư giãn đầu óc.
- Thần tượng của Kim Sơn trong môn bơi là ai?
- Ở môn bơi sải, em rất thích Park Tae-Hwan, còn bơi hỗn hợp là Chase Khalisz. Đây đều là những vận động viên ngôi sao thế giới, đặc biệt anh Tae-Hwan từng vô địch 400 m sải (tự do) Olympic. Khi tập luyện và khởi động thi đấu, em còn bắt chước phong cách Tae-Hwan: cực kỳ tập trung, chỉ nhìn vào đường bơi, không nhìn ống kinh để có sự tập trung 100% vào thi đấu.

Bỏ ngỏ khả năng tham dự showbiz

- Có bố làm trong lĩnh vực nghệ thuật, có khi nào Kim Sơn muốn tham gia vào showbiz không?
- Hiện tại em chỉ muốn bơi và dành toàn bộ thời gian cho bơi. Ba mẹ cũng chưa từng bắt buộc em theo lĩnh vực nào. Bố đã giúp em rất nhiều trong việc tập luyện, tìm nơi học bơi, thầy học bơi, và tự tìm hiểu các bài tập phát triển cho một vận động viên bơi.
Em muốn cảm ơn ba mẹ vì đã rất vất vả chăm sóc và giúp em trong việc học bơi. Ba mẹ cùng với thầy Đặng Anh Tuấn đã trao đổi rất nhiều để tìm ra những bài tập phù hợp cho em.
Kinh ngu 15 tuoi Kim Son than thiet voi Anh Vien hinh anh 3
Kình ngư 15 tuổi cũng bỏ ngỏ khả năng tham dự showbiz. Ảnh: Tiến Tuấn.
- Kim Sơn thích ăn món gì nhất sau một buổi tập luyện vất vả?
- Em thích ăn tôm hùm và... mỳ hộp. Tuy nhiên là vận vận động viên nên em ít khi ăn mỳ lắm vì không tốt cho tiêu hóa và phát triển cơ thể. Em đang rất thèm cơm nhà. Má em nấu mấy món sườn chiên nước mắm, tôm xào bơ, canh bí đỏ rất ngon. Chiều nay khi bay về Việt Nam, sáng mai em mới được về nhà để ăn cơm với ba mẹ. Dù đi tập ăn cũng rất ngon và vui vì ăn với các anh chị, nhưng ăn với ba má vẫn vui hơn nhiều.
- Sau chiến thắng ở SEA Games, Kim Sơn có muốn đi du lịch để xem đó là món quà sau những ngày tập luyện và thi đấu vất vả?
- Em rất muốn nhưng muốn dành thời gian để tập luyện hơn. Em ít khi dành thời gian đi du lịch. Tháng 12 vừa rồi cả đội bơi đã được tổ chức đi Phan Thiết và đã rất vui.

Gặp gỡ kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên


Niềm hy vọng vàng Nguyễn Thị Ánh Viên đã có những chia sẻ khá thú vị về bản thân trong buổi giao lưu trực tuyến với độc giả Zing.vn sáng 27/8.
Ánh Viên, Kim Sơn gửi lời chào độc giả Zing.vn Phỏng vấn trực tuyến HLV Đặng Anh Tuấn và kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên sau 8 HCV và 2 HCB, phá 3 kỷ lục ở SEA Games 29.

Không quan tâm dù được tung hô

- Làm thế nào để Ánh Viên vượt qua nỗi sợ hãi với một trách nhiệm khá nặng và cũng đầy khó khăn?
- Em chỉ biết cố gắng để làm cho tất cả mọi người cũng như thầy và gia đình không buồn vì mình.
- Với ngày đầu tiên thi đấu ở nội dung sở trường Ánh Viên đã thi đấu không thành công. Vậy khi thất bại, người đầu tiên Ánh Viên nghĩ đến là ai để vượt qua nỗi buồn và có tinh thần để thi đấu những ngày tiếp theo?
- Sau thất bại ở cự ly đầu tiên, em rất sợ thất bại. Lúc sợ em nghĩ đến thầy và gia đình đã hy vọng ở em rất nhiều, vì vậy em lấy lại tinh thần và cố gắng thi đấu hơn nữa ở những cự ly tiếp theo.
- Ánh Viên có cảm thấy buồn khi không bảo vệ đuợc HCV ở nội dung 200 m ếch và 200 m buớm?
- Dạ em thấy buồn nhiều lắm.
- Ánh Viên có cảm giác như thế nào khi được truyền thông khu vực tung hô, ca ngợi suốt những ngày qua khi liên tục ẵm vàng cho đoàn thể thao Việt Nam không?
- Em cũng không để ý lắm dù được truyền thông tung hô, ca ngợi suốt.
Kinh ngu Anh Vien: ‘Chi can ban trai thuong minh la duoc' hinh anh 1
Ánh Viên không quan tâm đến việc được truyền thông ca ngợi. Ảnh: Tiến Tuấn
- Mối quan hệ của Ánh Viên với các đồng đội cùng đội tuyển bơi lội Việt Nam như thế nào? Ánh Viên ấn tượng với ai nhất?
- Em có theo dõi các đồng đội thi đấu. Em ấn tượng với Kim Sơn và Huy Hoàng. 2 em ấy còn rất trẻ và bơi rất tốt. Em hy vọng 2 em ấy có thể bơi tốt hơn nữa trong tương lai.
- Với thể lực của VĐV đẳng cấp cao và lịch trình tập luyện khắc nghiệt, Ánh Viên có bao giờ bị ốm không? Những lúc bị ốm thì lịch tập luyện như thế nào?
- Em có những lúc bị ốm. Những lúc đó em được giảm giáo án lại. Đợt em chuẩn bị thi đấu giải tháng 3/2017 ở Mỹ, em bị sốt nên phải bỏ thi giải đó.

Vẫn chưa có bạn trai

- Khả năng ngoại ngữ của Ánh Viên đã tiến bộ so với năm ngoái. Vậy khả năng này đang ở đâu rồi?
- Khả năng ngoại ngữ là do em tự học và trau dồi cùng các bạn ở bên Mỹ.
- Ước mơ hồi nhỏ của Ánh Viên là gì, và với những thành công đang có thì mục tiêu mới của Ánh Viên là gì?
- Mục tiêu tiếp theo của em là đạt huy chương ở ASIAD năm sau diễn ra tại Indonesia. Ước mơ hồi nhỏ của em là có được nhiều tiền.
- Em nghĩ là mình chưa làm được gì nhiều đâu, vì nếu nghĩ mình đã làm được nhiều thì không thể cố gắng, thành công. Trong tương lai, em luôn tự nhủ mình phải phấn đấu nhiều hơn nữa.
- Ánh Viên đã rung động trước chàng trai nào chưa? Và hiện tại có để ý chàng trai nào chưa?
- Em chưa có bạn trai.
- Mẫu bạn trai lý tưởng của Ánh Viên là như thế nào?
- Bạn trai lý tưởng của em là một người hiền lành, vui vẻ, nói chung thương em là được.
- Nếu Schooling tỏ tình thì Ánh Viên có đồng ý không?
- Nếu Schooling tỏ tình, em không đồng ý đâu (cười).
- Ánh Viên có thường xuyên về thăm ba mẹ và gia đình không? Ba mẹ có muốn sang Malaysia xem Ánh Viên thi đấu không?
- Em ít về thăm gia đình. Ba mẹ cũng không có điều kiện sang Malaysia xem em thi đấu. Sau SEA Games, em sẽ về Việt Nam nghỉ vài ngày.
Kinh ngu Anh Vien: ‘Chi can ban trai thuong minh la duoc' hinh anh 2
Ánh Viên tiết lộ cô vẫn chưa có bạn trai. Ảnh: Tiến Tuấn
- Là một vận động viên chuyên nghiệp, cần cù tập luyện từ nhỏ đến nay, thời gian qua bạn đã đánh mất đi tuổi thơ. Bạn có thấy tiếc nuối không?
- Em không nghĩ mình đánh mất tuổi thơ. Nếu mình có tuổi thơ sau khi mình lớn mình cũng phải làm việc, cũng phải đi học, cũng phải đi làm thì tại sao gọi là đánh mất tuổi thơ, sao mình không xây dựng tương lai từ sớm nhất có thể.
- Sau này không thi đấu nữa Ánh Viên sẽ làm gì? Và có dự định gì cho bản thân?
- Sau khi nghỉ bơi, em muốn mình sẽ học, có thể học làm HLV bơi lội để dạy bơi cho các em nhỏ giống như thầy Đặng Anh Tuấn.
- Ánh Viên có thời gian theo dõi các môn khác của đoàn Việt Nam tại SEA Games không? Ngoài bơi, Ánh Viên thích môn thể thao nào nhất?
- Em cũng có nghe nhiều tin tức về nhiều môn của đoàn thể thao Việt Nam. Ngoài bơi, em không thích môn thể thao nào hết.
- Nhiều người gọi Ánh Viên là kình ngư bơi ra tiền tỷ do số tiền thưởng nhận được từ những tấm huy chương liên tiếp, 2 năm trước Ánh Viên có chia sẻ không xài tiền mấy mà gửi về cho bố mẹ quản lý. Vậy hiện nay em đã lớn hơn rồi, em có tự quản lý tài chính cá nhân không? Em có tiêu tiền vào sở thích gì đặc biệt không?
- Em vẫn muốn gửi tiền về cho cha mẹ. Hiện tại em nghĩ mình chưa cần tiêu tiền vào sở thích của bản thân.

CĐV Myanmar bị băng nhóm Malaysia đánh tại SEA Games 29


Một CĐV Indonesia đã trình báo với cảnh sát sau trận bán kết bóng đá nam SEA Games 29 rằng anh đã bị băng nhóm Malaysia vây đánh hội đồng.
Theo thông tin của cảnh sát, nạn nhân là thanh niên 30 tuổi, bị tấn công trong lúc đang chờ xe bus vào 4h sáng chủ nhật (27/8). Người này khai bị một băng nhóm vây đánh trong lúc chờ xe bus. Khi đó, một vài người bạn của anh cũng có mặt.
Dù cố gắng chạy thoát thân, tuy nhiên nạn nhân vẫn bị đánh bầm dập cơ thể, trong đó phần tay bị chấn thương nặng. Hiện tại, cảnh sát đang thu thập thêm chứng cứ để điều tra. Đây không phải vụ CĐV đội khách bị fan chủ nhà SEA Games 29 hành hung đầu tiên.
CDV Indonesia bi bang nhom Malaysia danh hoi dong hinh anh 1
Hình ảnh CĐV Myanmar bị băng nhóm Malaysia đánh tại SEA Games 29. Ảnh: The Star.
Tuần rồi , một CĐV Myanmar bị đánh sưng mặt sau trận đấu giữa U22 Malaysia và U22 Myanmar. Hình ảnh này cũng được nhóm CĐV Myanmar đăng lên các trang mạng xã hội, họ cũng cảnh báo hội CĐV các nước thận trọng khi di chuyển tại Malaysia để tránh xô xát với fan chủ nhà.

Ngoài ra, cảnh sát lúc này cũng đang điều tra vụ CĐV Malaysia đốt pháo sáng trên sân Shah Alam giữa U22 Malaysia và U22 Indonesia tại bán kết môn bóng đá nam SEA Games 29. Đây là trận đấu U22 Malaysia giành chiến thắng 1-0 trước U22 Indonesia để vào chung kết.
Hôm qua, HLV Luis Milla Aspas của U22 Indonesia phàn nàn với Ban tổ chức nhiều cầu thủ của ông đã bị CĐV Malaysia ném pháo sáng trúng người lúc khởi động.

Tiến Minh đầy nhiệt huyết


Đàn ông vào tuổi trung niên bắt đầu mất đi sự táo bạo của tuổi trẻ, họ chọn cho mình con đường an toàn hơn. Với ngôi sao cầu lông Tiến Minh, điều này đúng, nhưng không hoàn toàn.

Tuổi 34 của Tiến Minh về lý thuyết không còn phù hợp với SEA Games. Đáng lẽ giờ lúc anh sống chậm lại, thả lỏng cơ thể, lui dần về sau hậu trường. SEA Games 29 cũng chứng kiến những khoảnh khắc cuối cùng của Tiến Minh. Sau giải, anh sẽ bắt đầu công tác huấn luyện.

Nhiều lần người ta hỏi Tiến Minh chuyện giải nghệ. Rồi khi anh xuống phong độ, đâu đó còn xuất hiện những bình phẩm cay nghiệt, gọi tay vợt này là "kẻ hết thời". Tiến Minh bình thản đón nhận điều đó. Anh không suy nghĩ nhiều. Biết rằng khi còn giữ được đam mê, mọi thứ đều thành hiện thực.
Tien Minh sau khi danh bai doi thu Malaysia: Cam xuc luc nay qua tuyet hinh anh 1
Nguyễn Tiến Minh đang thi đấu tốt ở SEA Games 29.
Và Tiến Minh đã làm được điều đó. Anh cũng chứng minh thời gian không làm bản thân yếu đi về chuyên môn. Đến với SEA Games 29, Tiến Minh, "huyền thoại" cầu lông Việt Nam, không nhận được sự kỳ vọng cao. Sự khắc nghiệt thời gian khiến anh khó đấu tay đôi trong những trận cầu đòi hỏi sức bền.

Vậy mà người đàn ông 34 tuổi lại bất ngờ đánh bại quy luật vật lý. Trong buổi tối 28/7, Tiến Minh làm nức lòng người hâm mộ với màn ngược dòng hạ hạt giống số 4 Iskandar Zulkarnain 2-1 (21-16, 17-21, 18-21), kết quả đưa anh vào bán kết gặp Jonatan Christie, ứng viên sáng giá HCV tại SEA Games 29.

Không nói cũng biết Tiến Minh hạnh phúc thế nào. Anh trải lòng với Zing.vn: "Cảm xúc này quá tuyệt vời. Ở trận đấu tới, tôi cũng đang cảm thấy rất hưng phấn khi đụng độ đối thủ mạnh. Jonatan Christie từng đánh bại huyền thoại Lin Dan, vì vậy đây chắc chắn là thử thách đáng gờm".
Tiến Minh vui sướng khi đánh bại tay vợt chủ nhà tranh vé bán kết Chiều 27/8, tay vợt số 1 Việt Nam Nguyễn Tiến Minh đã xuất sắc giành chiến thắng trước tay vợt nước chủ nhà tại tứ kết nam cầu lông SEA Games 29.
Nhìn lại trận đấu vừa qua, đó như cuốn phim rượt đuổi kịch tính, cuộc đấu giữa hai thế lực, một bên trẻ và sung mãn, còn người kia già rơ đầy kinh nghiệm. Tiến Minh bị thua trước. Nhưng rồi sự quật cường giúp niềm hy vọng của cầu lông Việt Nam lật ngược thế cờ để giành thắng lợi.

Với Tiến Minh, thắng lợi hôm nay rất ý nghĩa. Ở tuổi 34, ít ai nghĩ rằng tay vợt từng nhiều năm đứng trong top 10 thế giới vẫn còn khát khao và ý chí mạnh mẽ đến vậy. Có tận mắt theo dõi từng pha cầu giành điểm của Tiến Minh trước đối thủ bên kia lưới trẻ hơn mà cảm xúc dâng trào.

Lúc này, Tiến Minh chắc chắn có trong tay huy chương đồng, bất chấp kết quả trận đấu tiếp theo thế nào. Nhưng chàng trai 34 tuổi không muốn dừng lại ở đây. Anh đặt mục tiêu đổi màu huy chương. Trong bộ sưu tập danh hiệu, Tiến Minh từng ba lần giành HCĐ ở các kỳ SEA Games trước.
Tien Minh sau khi danh bai doi thu Malaysia: Cam xuc luc nay qua tuyet hinh anh 2
Tiến Minh xuất sắc vào bán kết SEA Games 29.
Chuyện ngày mai chưa biết ra sao, Tiến Minh từ giờ đã trở thành tấm gương về nghị lực. Nhìn anh, người ta thấy một tay vợt có ý chí kiên cường. Và mỗi lần nhìn Tiến Minh vặn mình trước sự hà khắc thời gian, người ta sẽ nhận ra nếu còn giữ lửa đam mê, giấc mơ dù hoang đường mấy vẫn thành sự thật.

Ở tuổi 34, ga cuối có thể chỉ còn cách Tiến Minh một hoặc hai trận đấu nữa. Thiết nghĩ mỗi khoảnh khắc trôi qua, những pha bóng toát lên sự nỗ lực của anh cũng vơi đi dần. Không ai muốn thấy Tiến Minh giải nghệ, điều đó chắc chắn. Nếu xảy ra vào ngày mai, nước mắt rồi sẽ rơi rất nhiều.
Những phút thi đấu nghẹt thở giữa Tiến Minh và VĐV Malaysia Ở set thứ 3, khi tỷ số đang là 14-10 nghiêng về Tiến Minh, VĐV chủ nhà có chuỗi lên điểm rất ấn tượng và có lúc dẫn 17-15, dù vậy Tiến Minh đã vượt khó để giành quyền vào bán kết.